Cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu là thông tin luôn được các kê thủ quan tâm chú ý. Thủy đậu là một căn bệnh thường gặp ở gà trong thời tiết khô hanh. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là có những nốt mụn to xung quanh vùng mắt và mào giống như hạt đậu. Nếu không chữa trị kịp thời thủy đậu có thể gây tử vong cho gà. Dưới đây, SAGA sẽ chia sẻ với các kê thủ về nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu nhận biết và đặc biệt là cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu cho gà chọi
Trước khi đi sâu tìm hiểu cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu ta cần phải biết nguyên nhân của căn bệnh này. Nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu ở gà chọi thường là do vi rút trong nhóm Avipox, thường xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết khô hanh hoặc ẩm ướt và khi môi trường thiếu ánh sáng. Gà con trong khoảng từ 1 – 3 tháng tuổi dễ mắc bệnh hơn đặc biệt là khi chúng tiếp xúc với ruồi, muỗi những vật trung gian có thể truyền virus gây bệnh cho gà thông qua việc chích đốt.
Bệnh thủy đậu ở gà có thể lây lan nhanh chóng trong đàn gà qua việc tiếp xúc giữa phân của gà bệnh và gà khỏe mạnh, hoặc thông qua việc gà bệnh và gà khỏe cọ xát, cắn nhau khiến virus lây lan. Vi rút này có khả năng tồn tại trong cơ thể muỗi lên tới 56 ngày, nhưng nó dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ ẩm ướt. Sử dụng hỗn hợp của formol 3% ở 20°C, iod 1/400 và phenol 5% phun lên là cách điều trị thủy đậu cho gà chọi khá phổ biến và hiệu quả.
Những dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở gà thường biểu hiện qua các thể và triệu chứng như sau:
Thể quá cấp
– Gà chọi gặp khó khăn trong việc thở thường xuyên há mỏ để thở nhưng vẫn có biểu hiện khò khè.
– Mào của gà chuyển sang màu tím đậm.
– Niêm mạc miệng của gà có nhiều điểm đỏ.
Thể cấp tính
– Gà chọi xuất hiện mụn mủ ở vùng hầu và mắt.
– Có thể gà chọi bị viêm mũi.
– Vùng họng hoặc miệng có thể xuất hiện màng phủ giả.
– Gà chọi giảm cân ăn uống kém và có dịch nhầy và mủ từ miệng.
Thể mãn tính
– Gà chọi bị sổ mũi và thường có màng phủ giả.
– Gà thể hiện dấu hiệu mệt mỏi và yếu đuối có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh thường được nhận biết qua mụn nhọt mọc ở các vùng không có lông che phủ trên cơ thể gà. Ban đầu, mụn có màu đỏ hoặc xám như những vết nốt sần. Sau đó, chúng lớn lên và trở nên sần sùi. Khi đầu mụn chuyển sang màu vàng và trở nên mềm ra nhân mụn sẽ tự vỡ ra.
Cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu giúp gà hồi phục nhanh
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng nên việc tách riêng gà bệnh và gà khỏe mạnh là cần thiết. Vệ sinh và sát trùng chuồng trại đặc biệt là các phần lông và vảy gà trong chuồng là quan trọng nhất. Dưới đây là một số cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu hiệu quả do Saga tổng hợp:
– Cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu hiệu quả là trước tiên sử dụng bông gòn thấm nước muối pha loãng, để làm sạch các vết thủy đậu trên gà.
– Sau đó, bôi lên các vết mụn bằng Glycerin10% và CuSO4 5% để tiến hành sát trùng.
– Thường xuyên bôi dung dịch Xanh Methylene 1% hoặc Lugol 1% lên các vết thủy đậu hàng ngày. Cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu này sẽ giúp vết mụn khô và tự bong ra, góp phần chữa trị hiệu quả.
– Cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu là bổ sung vitamin và khoáng chất cho gà như Vitamin A, Vitamin C, và Vitamin B tổng hợp.
– Nếu bệnh nặng thì cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu lúc này là cho gà uống thêm kháng sinh. Trộn kháng sinh Amoxycol cùng với Ampicol Genta-costrim vào thức ăn trong 3 đến 5 ngày.
– Vệ sinh sạch sẽ và sát trùng chuồng trại thường xuyên là cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu quan trọng nhất để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Hướng dẫn phòng bệnh thủy đậu ở gà hiệu quả
Sau khi đã biết được cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu thì anh em cũng cần biết cách phòng tránh:
– Để phòng tránh bệnh thủy đậu ở gà chọi thì việc tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất, vì hiện vẫn chưa có thuốc điều trị cụ thể cho bệnh thủy đậu ở gà này. Quy trình tiêm phòng cho gà con từ 7 đến 10 ngày tuổi bao gồm việc sử dụng kim tiêm chọc thủng màng cánh. Sau khoảng 5 ngày cần kiểm tra lại chủng vắc xin. Nếu chủng không lớn bằng hạt bị hư, cần tiêm lại lần thứ hai. Gà thịt được tiêm vắc xin một lần từ 7 đến 15 ngày tuổi và gà giống có thể tiêm lần thứ hai trước khi đẻ.
– Đảm bảo vệ sinh và khử trùng chuồng trại sau mỗi lần nuôi là rất quan trọng. Việc khử trùng chuồng trại cần được thực hiện mỗi tuần một lần trong quá trình chăn nuôi, sử dụng các loại thuốc khử trùng có hiệu quả chống lại virus thủy đậu ở gà. Khi thời tiết thay đổi hoặc gà phải trải qua những tình huống gây stress như tiêm phòng hay vận chuyển, cần tăng cường hỗ trợ sức đề kháng cho gà bằng cách sử dụng hỗn hợp vitamin, vitamin C, và chất điện giải.
Bài viết trên Saga đã cũng cấp cho anh em thông tin về nguyên nhân và cách chữa gà chọi bị thuỷ đậu. Hy vọng rằng anh em đã có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu cho gà và nắm rõ cách điều trị để giúp gà phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi mắc phải bệnh này, và quay trở lại trận đấu một cách nhanh nhất có thể.